KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN THÁNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM VÀ

TỔ CHỨC HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM NĂM HỌC 2018 - 2019

 

Căn cứ vào công văn số 41/KH-ĐHV của trường Đại học Vinh về Kế hoạch thực hiện Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và tổ chức Hội thi nghiệp vụ sư phạm năm học 2018 - 2019 ngày 11 tháng 10 năm 2018, Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh trường Đại học Vinh thông báo kế hoạch Hội thi NVSP năm học 2018 - 2019 như sau:

A -  MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong giảng viên và sinh viên toàn khoa;

- Nâng cao chất lượng đào tạo, gắn liền lí thuyết với rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp, tạo hứng thú học tập cho sinh viên ngành sư pham nói riêng và sinh viên toàn khoa nói chung.

B - NỘI DUNG

I - Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

1. Hoạt động dự giờ, thao giảng của giảng viên

- BTC lên lịch dự giờ, rút kinh nghiệm giảng dạy đối với các giảng viên trong khoa, lên bảng tin của Khoa để thực hiện, được cụ thể hoá trên lịch tuần của khoa.

- Tổ chức nhận xét, góp ý vào cuối buổi dự giờ.

- Đăng ký 2 tiết thao giảng cấp trường.

- Thời gian thực hiện: tập trung cao điểm từ ngày 1/11 - 15/12/2018.

2. Hoạt động chuẩn bị cho sinh viên khóa 57 đi kiến tập sư phạm

- Trao đổi chuyên đề về nội dung và phương pháp dạy học cho sinh viên năm thứ 3. Hình thức: Đưa chuyên đề vào trong nội dung sinh hoạt lớp thường kì (tháng 11/2018). Giảng viên phụ trách: Nguyễn Đình Phi.

- Tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm kiến tập sư phạm:

Mục đích: Nhằm chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động kiến tập sư phạm của sinh viên khóa 57, chi đoàn 56A, 57A, 58A và 59A phối hợp tổ chức.

Nội dung và hình thức: Các giảng viên trẻ trình bày, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm đi kiến tập sư phạm về các nội dung cụ thể: Chủ nhiệm lớp, học hỏi chuyên môn, giao tiếp với học sinh, công tác dân vận,…

Thời gian và địa điểm: 19h ngày 02/11/2018 tại A305

Giảng viên phụ trách: Nguyễn Đình Phi, Bùi Đức Công.

3. Tổ chức tập giảng cho sinh viên khóa 56 chuẩn bị cho thực tập sự phạm

- Mục đích: Nhằm chuẩn bị tốt nhất cho  hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên khóa 56.

- Nội dung và hình thức: Sinh viên khóa 56 chuẩn bị giáo án các bài thuộc nội dung môn GDQP-AN cấp THPTvà giảng dạy trong thời lượng 1 tiết. Sau đó sinh viên sẽ lắng nghe ý kiến góp ý của các giảng viên tham dự, rút kinh nghiệm trong quá trình tập giảng để giảng viên hoàn thiện hơn. Tổ chức tập giảng vào buổi tối các ngày trong tuần (trừ thứ 7, CN), mỗi buổi có 2 giảng viên tham dự và hướng dẫn sinh viên.

- Thời gian: từ 01/11 đến 30/11/2018

- Giảng viên phụ trách: Nguyễn Đình Lưu

II – Hội thi nghiệp vụ sư phạm

Về cơ bản, kế hoạch tổ chức Hội thi NVSP cấp khoa năm học 2018 - 2019 bám sát những quy định, hướng dẫn theo mục B, công văn số 41/KH-ĐHV ngày 11 tháng 10 năm 2018, BTC cụ thể hoá thêm một số nội dung sau:

1. Các nội dung thi

1.1.  Màn chào hỏi có tích hợp hùng biện:

- Thời gian: trong vòng 6 phút, nếu quá 01 phút trừ 1 điểm.

- Hình thức: Thuyết trình có minh họa,… nhưng ngắn gọn và mô phạm.

- Nội dung: màn chào hỏi phải gắn với hoạt động rèn luyện NVSP của sinh viên khoa Giáo dục quốc phòng và khoa GDTC, phải giới thiệu được Hội thi, ý nghĩa của hoạt động rèn luyện NVSP và 05 thành viên trong đội tuyển.

- Thành phần: Ngoài 05 thành viên của đội tuyển, có thể huy động lực lượng trong lớp/chi đoàn tham gia diễn xuất.

-  Tiêu chí chấm điểm: (theo thang điểm 10)

+ Thông điệp nội dung: Thể hiện vai trò, ý nghĩa của hoạt động rèn luyện NVSP, giới thiệu đội tuyển,..... (7 điểm).

+ Ý tưởng sáng tạo, tính nghệ thuật, đảm bảo tính giáo dục: 3 điểm

- Yêu cầu: Trang phục biểu diễn, các hành động diễn xuất chừng mực, không gây phản cảm, phản giáo dục. Kịch bản của phần chào hỏi đã qua kiểm duyệt không được tự ý thay đổi, thêm bớt (trong trường hợp có sự thay đổi phải báo cáo lại với Ban tổ chức). Vi phạm quy định này sẽ bị trừ điểm tùy theo mức độ vi phạm.

1.2. Phần thi hiểu biết sư phạm

- Thể thức thi đấu: Các đội thi sẽ trả lời chung một gói câu hỏi trắc nghiệm gồm 20 câu (tronng đó có 04 câu bằng tiếng Anh) do Trưởng ban giám khảo bôc thăm từ Ban tổ chức. Các đội thi chọn đáp án của đội mình bằng hình thức giơ biển đáp án mà Ban tổ chức đã chuẩn bị.

- Thời gian: Mỗi đội có 30 giây để đưa ra đáp án.

- Sau khi hết 30 giây, khi có hiệu lệnh đại diện các đội giơ biển đáp án, không được thay đổi đáp án. Nếu thay đổi hoạc đưa đáp án chậm quá 3 giây sẽ không được tính điểm câu hỏi đó.

- Nội dung: Bộ câu hỏi Phần thi hiểu biết do nhà trường và khoa Giáo dục quốc phòng cung cấp.

- Tiêu chí chấm điểm: Ban Giám khảo chấm theo đáp án, mỗi đáp án đúng được tính 1,5 điểm, tổng điểm của mỗi gói câu hỏi là 30 điểm.

1.3. Phần thi xử lý tình huống sư phạm:

- Thể thức thi đấu: Thi đấu vòng tròn giữa các đội (thứ tự ra câu hỏi và trả lời sẽ được xác định qua bốc thăm). Các đội chuẩn bị 02 tình huống (tình huống chính thức và tình huống dự phòng) để ra cho đội bạn. Sau khi đội bạn trả lời thì đội nêu tình huống trình bày phương án xử lý của đội mình.

- Nội dung: Các tình huống xảy ra trong nhà trường; Xung quanh mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội; Xung quanh mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, giáo viên - phụ huynh - học sinh; Tình huống xảy ra trong tiết học,... Yêu cầu xử lý tình huống phù hợp với nghệ thuật sư phạm, tôn trọng các nguyên tắc giáo dục và giáo dưỡng, phù hợp với luật giáo dục, phù hợp với môi trường nhà trường,...

- Hình thức trình bày (câu hỏi và trả lời): Bằng lời hoặc bằng đoạn kịch/hội thoại ngắn,...

- Thời gian: Mỗi đội có 1 phút để chuẩn bị và thời gian tối đa 5 phút để trả lời. Nếu vượt quá thời gian quy định sẽ bị trừ điểm theo nguyên tắc: Quá mỗi phút trừ 1 điểm.

- Tiêu chí chấm điểm: (theo thang điểm 10)

Đối với đội đưa tình huống:

+ Nội dung tình huống: có tính giáo dục, phù hợp với thực tiễn, tính sáng tạo,… 4 điểm

+ Giải quyết ngắn gọn, hợp lý, triệt để vấn đề đặt ra: 4 điểm

+ Trang phục, diễn xuất: 2 điểm

Đối với đội giải quyết tình huống:

+ Giải quyết ngắn gọn, hợp lý, triệt để vấn đề đặt ra: 7 điểm

+ Diễn xuất, tính sáng tạo: 3 điểm

1.4. Phần thi thiết kế hoạt động trải nghiệm cho học sinh phổ thông

- Nội dung phần thi:

            + Ren luyện các kỹ năng quân sự

            + Lịch sử, truyền thống của Quân đội và dân tộc.

            + Rèn luyện sức khỏe, thể chất.

            + Văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian

 

Trong bản thiết kế trình bày rõ nội dung/chủ đề, mục đích, hình thức tổ chức, cách thức tổ chức, quy mô, đối tượng, thời lượng, địa bàn tổ chức hoạt động, các phương tiện cần thiết, tiến trình hoạt động,....

- Hình thức thi: Các đội thi thiết kế hoạt động giáo dục theo chủ đề tự chọn đã chuẩn bị trước và cử một đại diện lên trình bày ý tưởng của đội mình trong vòng 7 phút (quá thời gian sẽ bị trừ điểm, quá mỗi phút trừ 1 điểm).

- Yêu cầu: Nội dung, chủ đề của các hoạt động giáo dục có nội dung trên cần được thực hiện phù hợp với chương trình học của học sinh phổ thông.

- Tiêu chí chấm điểm: (theo thang điểm 10)

+ Đảm bảo thực hiện nội dung chủ đề: 4 điểm

+ Thiết kế hoạt động tổ chức phù hợp: 3 điểm

+ Tính khả thi: 2 điểm

+ Trình bày: 1 điểm

1.5. Phần thi đồ dùng dạy học phục vụ các bài học của chương trình phổ thông

- Thể thức: Bốc thăm thứ tự phần trình bày của mỗi đội. BGK chấm điểm từng đồ dùng.

- Thời gian: Các đội cử đại diện thuyết minh cách làm, cách sử dụng và nội dung bài học sử dụng đồ dùng trong vòng 10 phút (nếu quá thời gian sẽ bị trừ điểm).       

- Yêu cầu: Đồ dùng có tính ứng dụng trong thực tế giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng - an ninh, vật liệu dễ tìm, dễ làm và có tính kinh tế,...

-  Tiêu chí chấm điểm: (theo thang điểm 10)

+ Khả năng ứng dụng: 4 điểm

+ Tính chính xác, hợp lý, khoa học: 2 điểm

+ Tính kinh tế, dễ làm: 2 điểm

+ Thuyết minh: 2 điểm

2. Ban giám khảo, cách tính điểm và xếp hạng

2.1. Ban tổ chức

1) Trung tá, ThS Trần Văn Thông                                         - Trưởng ban

2) Trung tá, ThS Nguyễn Đình Lưu                             - Phó Trưởng ban

3) Trung tá Vương Đình Phi                                       - Ban viên

4) ThS Lê Duy Hiếu                                                   - Ban viên

5) ThS Nguyễn Đình Phi                                             - Thư ký

2.2. Ban xây dựng và kiểm duyệt chương trình

1) Trung tá, ThS Trần Văn Thông                                         - Trưởng ban

2) Trung tá, ThS Nguyễn Đình Lưu                             - Phó Trưởng ban

3) Trung tá Vương Đình Phi                                       - Ban viên

4) ThS Lê Duy Hiếu                                                   - Ban viên

 

2.3. Ban cố vấn

1) Trung tá, ThS Trần Văn Thông                    

2) Trung tá, ThS Nguyễn Đình Lưu       

3) Thiếu tá Vương Đình Phi

4) ThS Lê Duy Hiếu

5) Trung tá Nguyễn Hùng Cường

6) Trung tá Bùi Đức Công

7) Trung tá Phạm Thế Dũng

2.4. Ban Giám khảo (có quyết định riêng)

2.5. Cách cho và tính điểm

- Ban giám khảo cho điểm độc lập theo từng nội dung thi theo thang điểm 10, điểm lẻ 0.5. Sau khi từng thí sinh (từng cặp đội tuyển) thi xong một nội dung thi, Ban giám khảo cho điểm công khai bằng cách giơ thẻ chấm điểm.

- Ban thư ký sẽ ghi chép và tổng hợp điểm của 05 thành viên giám khảo cho mỗi nội dung thi và các phần thi cho các đội

- Điểm trừ: Ban thư ký giám sát giờ đã quy định cho từng nội dung thi và trừ điểm nếu đội nào vi phạm về thời gian hoặc có các hành vi khác trái với quy định của Ban tổ chức. Mỗi đội nếu quá thời gian phần thi nào sẽ trừ vào tổng điểm của phần thi đó theo nguyên tắc quá 01 phút trừ 01 điểm.

2.6. Xếp hạng

- Điểm thi của từng đội ở từng nội dung thi là điểm trung bình cộng của các thành viên Ban Giám khảo (làm tròn đến 0,1 điểm) sau khi đã trừ đi điểm phạt (nếu có) như đã quy định.

- Điểm tổng hợp của hội thi là tổng điểm của các phần thi, là căn cứ để xếp giải đội tuyển nhất, nhì, ba... theo thứ tự từ cao xuống thấp.

2.7. Cơ cấu giải thưởng

* Giải đội tuyển

- 1 giải nhất cho đội xếp loại cao nhất

* Giải từng nội dung thi

- Màn chào hỏi: 1 giải nhất

- Phần thi đồ dùng dạy học tự làm: 1 giải nhất

- Phần thi thiết kế hoạt động trải nghiệm: 1 giải nhất

* Giải cá nhân

- 1 giải nhất

3. Thời gian, địa điểm và dối tượng dự thi

3.1. Thời gian và địa điểm thi

-  Ngày 29/10/2018: họp triển khai kế hoạch hội thi

- Ngày 30/10/2018: Nạp danh sách đội tuyển.

- Ngày 2/11/2018: Thông qua bước 1 (thông qua phác thảo ý tưởng, kịch bản và báo cáo tiến độ của các đội)

- Ngày 26/11/2018: Thông qua lần 2 (Toàn bộ chương trình hoàn thiện của các đội; chấm sơ bộ lần 1 về: đồ dùng dạy học và thiết kế hoạt động trải nghiệm).

- Thời gian dự kiến tổ chức Hội thi:  Thứ 4  , ngày 28/11/2018, tại sân khấu Trung tâm GDQP&AN.

3.2. Đối tượng dự thi

- Sinh viên hệ chính quy ngành sư phạm từ năm thứ 2 đến năm thứ 4.

- Mỗi lớp thuộc đối tượng nêu trên được thành lập thành một đội tuyển gồm 5 thành viên để dự thi.

3.3. Điều kiện dự thi 

- Sinh viên có đủ sức khỏe, có điểm rèn luyện loại khá trở lên và điểm trung bình chung học tập từ 2.0 trở lên (lấy kết quả năm học 2017 -2018).

- Trang phục: Mang mặc quân phục.

- Thí sinh phải đeo phù hiệu sinh viên.

C - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban tổ chức họp các lớp ngành Sư phạm Giáo dục quốc phòng thông báo cụ thể về kế hoạch tổ chức và nội dung cuộc thi.

2. Ban tổ chức phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể cho các thành viên, cử cán bộ tư vấn cho các đội dự thi.

3. BCH Liên chi đoàn chịu trách nhiệm tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong sinh viên toàn trung tâm về Tháng rèn luyện NVSP và Hội thi NVSP; nhận phòng và kiểm tra loa máy, maket, bàn ghế và trang trí sân khấu, chuẩn bị các bảng đề tên các đội, bảng điểm và phiếu cho điểm (dùng cho BGK).

4. Mọi thắc mắc của các đội về nội dung, hình thức tổ chức, yêu cầu tư vấn,… xin liên hệ với Ban tổ chức để được giải đáp.

5. Nguồn kinh phí cho công tác tổ chức hội thi sẽ được trích trong kinh phí rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp do Nhà trường chi trả.

 

  Ban tổ chức