Nằm trong hệ
thống các trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh của cả nước, trung tâm giáo dục
quốc phòng an ninh trường Đại học Vinh đào tạo 4 khóa giáo dục quốc phòng an
ninh chuyên nghành có những đóng góp tích cực cho nhiệm vụ của đất nước. Sinh
viên chuyên ngành luôn phấn đấu theo mục tiêu đào tạo của nhà trường Đại học
Vinh đề ra “ Bản lĩnh – Trí tuệ - Văn minh – Tình nguyện”.
Với nhiệm vụ
quan trọng của giáo dục quốc phòng thì đào tạo chính quy cho sinh viển chuyên
nghành là rất quan trọng. Trong những năm vừa qua mặc dù còn rất nhiều khó
khăn, thách thức nhưng dưới sự lãnh đạo của Nhà trường, Ban lãnh đạo khoa đã
đạt được kết quả tích cực các lĩnh vực, hoàn thành những nhiệm vụ đề ra. Cụ thể
là tỉ lệ tốt nghiệp bằng giỏi và khá chiếm đa số, trung tâm đã giới thiệu được
khá nhiều sinh viên tham gia lớp học cảm tình Đảng,…
Bên cạnh
những thành tích đạt được thì tốc độ xây dựng cơ sở, vật chất của Trung tâm còn
khá chậm. Cụ thể như cơ sở, vật chất còn yếu kém. Các bãi tập, thao trường chưa
phong phú và sát thực tế. Hệ thống phòng máy tính chưa được lắp đặt để đi vào
sử dụng. Các phòng máy chiếu còn gặp nhiều trục trặc. Với việc đổi mới phương
thức học áp dụng chương trình CDIO, tuy nhiên hệ thống mạng vẫn còn rất kém.
Đối với sinh viên thì việc học thực sự chưa cố gắng và tập trung biểu hiện là
việc trốn ra ngoài còn có.
Vì vậy câu
hỏi đặt ra ở đây là chúng ta phải làm gì để nâng cao chất lượng sinh viên
chuyên ngành giáo dục quốc phòng an
ninh?
Sau đây là
một số giải pháp của tôi để nâng cao chất lượng của sinh viên chuyên giáo dục
quốc phòng an ninh.
Một là, Nhà
nước đầu tư nguồn kinh phí cho môn học; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học theo hướng thực hành là chính. Việc tổ chức cho toàn bộ học sinh, sinh viên
được bắn đạn thật là vấn đề hết sức khó khăn nhưng có lợi ích rất lớn trong quá
trình học tập. Để làm được việc này cần có sự chỉ đạo thống nhất của Bộ Quốc
phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo; cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường và
cơ quan quân sự địa phương, đơn vị quân đội, công an và có nguồn kinh phí để
thực hiện nội dung này. Đối với học sinh được bảo đảm mô hình học cụ, vũ khí
trang bị, phòng học chuyên dung.
Hai là, Tổ
chức cho sinh viên chuyên ngành tham gia các tiết dạy (trợ giảng) của thầy cô
có kinh nghiệm để học tập và bổ sung kỹ năng cho sau này. Với điều kiện ở tập
trung thì việc nâng cao giải pháp này mang tính khách quan rất lớn trong hiện
tại.
Sinh viên chuyên ngành GDQP-AN tham gia các tiết dạy (trợ giảng)
Ba là, Tăng
cường và tạo điều kiện cho sinh viên chuyên thực hiện tình nguyện tại chỗ. Dựa
vào điều kiện 1 tháng học của sinh viên không chuyên xuống học quốc phòng tại
trung tâm thì việc sinh viên chuyên ngành bắt đầu từ năm hai có thể tiếp cận
các đại đội để trực tiếp hỗ trợ, quản lý, giảng dạy điều lệnh đội ngũ cho sinh
viên không chuyên. Vừa nâng cao kỹ năng, vừa bổ sung kiến thức , kinh nghiệm
cho việc giảng dạy sau này.
Sinh viên chuyên nghành GDQP-AN tham gia tình nguyện tại chỗ
Bốn là, Tổ
chức các giờ tự học và học nhóm tại Trung tâm. Một trong những thuận lợi của
sinh viên chuyên giáo dục quốc phòng là ở tập trung, nên việc áp dụng giải pháp
này là thực tế và khả quan.Việc tổ chức tự học và học nhóm giúp sinh viên nâng
coa khả năng giao tiếp, tiếp cận kiến thức, học hỏi từ các thế hệ trước. Tạo ra
các giờ học tập thú vị và hiệu quả.Ví dụ: Sinh viên có thể tự tổ chức mượn các
phòng học trống để luyện tập tự giảng và viết bảng, soạn giáo án,…
Tổ chức học nhóm và tự học
Năm là, phát
triển đội ngũ giáo viên, giảng viên GDQPAN, biên chế cơ hữu và có cơ chế chính
sách sử dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên.
Để thực hiện
giải pháp này cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành giáo dục đào tạo và các đơn
vị phối hợp cần tăng cường nhận thức về nhiệm vụ GDQPAN; quán triệt sâu sắc Chỉ
thị số 12 - CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007
của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Kiện toàn đội ngũ giáo viên
GDQPAN, theo lộ trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo.
Triển khai
nghiêm túc, hiệu quả Đề án “Đào tạo giáo viên, giảng viên GDQPAN cho các trường
trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và các cơ sở giáo
dục đại học đến năm 2020” theo Quyết định số 607/QĐ-TTg, ngày 24/4/2014 của Thủ
tướng Chính phủ. Tổ chức tuyển sinh ở trường quân sự hay trường sư phạm phải
thống nhất cơ chế chính sách bảo đảm cho người học. Kết hợp tuyển chọn đào tạo
cử nhân GDQPAN dài hạn 4 năm với cử tuyển đào tạo văn bằng 2 là cách làm hiệu
quả nhất, vừa ổn định tổ chức biên chế của các cơ sở đào tạo, đảm bảo nhiệm vụ
trước mắt, vừa xây dựng nguồn chính quy lâu dài.
Sáu là, đổi
mới nội dung chương trình GDQPAN gắn với đổi mới phương pháp giảng dạy và công
tác tổ chức quản lý môn học. Bám sát mục tiêu yêu cầu GDQPAN cho thế hệ trẻ
trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay. Các cấp học và trình độ đào tạo, mỗi
chương trình có nội dung và mục tiêu riêng với khối lượng kiến thức phù hợp,
đảm bảo tính liên thông không trùng lặp. Mức độ phân cấp về nội dung rõ nét,
kết hợp phương pháp tuyến tính với đường tròn đồng tâm trong phát triển chương
trình.
Bảy là,
chuyển đổi mạnh mẽ phương pháp dạy học đại học, nâng cao năng lực của người
học. Đối mới mạnh mẽ giáo dục đại học là yêu cầu tất yếu để tồn tại của các
trường ĐH, CĐ trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức hội nhập. Đào tạo
phải gắn liền với thực tế, không xa rời thực tế. Giáo dục quốc phòng và an ninh
bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện thời bình, phải chuẩn bị nguồn nhân lực cho chiến tranh ngay trong việc xây dựng chương
trình. Vì vậy, phải thiết kế chương trình phù hợp với sự phát triển của khoa
học và Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong tình hình mới.
3. Kết luận
Đôỉ mới mạnh mẽ giáo dục Đại học là yêu cầu tất yếu để tồn tại của các trường Đại học, cao đẳng trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức hội nhập. Đào tạo phải gắn liền với thực tế, không xa rời thực tế. Giáo dục quốc phòng và an ninh bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện thời bình, phải chuẩn bị nguồn nhân lực cho chiến tranh ngay trong việc xây dựng chương trình phù hợp với sự phát triển của khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong tình hình mới.
Bài và ảnh TTGDQP.AN