Một
bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân và là một giải
pháp hiệu quả, có tác động rất lớn đối với
sự thành công trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của đất
nước đó là: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn
hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp,
tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Đối với nước ta, các thế lực thù địch vẫn ráo
riết chống phá, chủ yếu bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, với nhiều âm mưu
và thủ đoạn thâm độc, trong đó học sinh, sinh viên là mục tiêu hàng đầu mà
chúng nhắm tới; nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chuyển hóa cách mạng nước ta đi chệch hướng xã hội
chủ nghĩa. Để xây dựng và bảo vệ vững chắc nước Việt Nam XHCN chúng ta cần xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc. Chính vì vậy, việc
giáo dục QP và AN cho các đối tượng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, trong
đó học sinh, sinh viên ở các trường THPT, cao đẳng, đại học là một lực lượng
hùng hậu, có sức khỏe, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng
tiếp cận và làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại, chủ nhân tương lai của đất nước.
Ngoài ra, môn học này còn có tác dụng rèn luyện kỹ năng sống, tác phong nghiêm
túc, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật trong hoc sinh, sinh viên. Mặc dù môn học giáo dục QP và AN có vai trò, vị
trí quan trọng như vậy. Nhưng chúng ta đặt câu hỏi vì sao môn học này lại chưa
thực sự lôi cuốn được học sinh, sinh viên? Nghiêm túc nhìn nhận lại, do nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan từ hai phía người dạy, người học, chất lượng
dạy và học môn GDQP và AN trong nhà trường hiện nay còn bị xem nhẹ, chưa được đầu
tư đúng mức, nên không thể phát huy hết nhiệm vụ, chức năng đối với xã hội. Thực
tế, khi tâm sự trao đổi với một số không ít học sinh, sinh viên thì đa số đều
cho rằng họ đang gặp phải một số khó khăn khi học môn học này và những khó khăn
này là nhân tố tác động đến động lực học tập của họ như:
Thứ nhất, về mặt nhận thức
đối với tầm quan trọng, sự cần thiết và trách nhiệm của sinh viên phải học, phải
nghiên cứu môn GDQP và AN cũng là một trong những trở ngại rất lớn làm cho việc
giảng dạy chưa thật sự được hiệu quả, một số sinh viên và thậm chí cả phụ huynh
họ cho rằng đối với môn học này như một nội dung bắt buộc, vậy nên học cho qua.
Được biểu hiện bởi việc sinh viên không quan tâm những nội dung mà môn học truyền
đạt, không tích cực nghe giảng, không lấy mục tiêu học tập để nâng cao kiến thức,
nâng cao sự hiểu biết làm trọng tâm, có những bình luận, ý kiến không nên để môn
học là học phần bắt buộc mà nên dựa vào các học phần tự chọn, xem việc học môn
GDQP và AN không có ý nghĩa, không giúp ích gì cho bản thân trong quá trình lập
nghiệp sau này. Cho nên, từ nhận thức không thấu đáo dẫn đến hành động không
đúng “Tư tưởng không thông mang bình tông không nổi”.
Thứ hai,
về nội dung môn học, sinh viên cho rằng nội dung chưa phù hợp, tức là các nội
dung môn học không thực tế, không như nhu cầu, không hợp với ngành mình theo học;
chương trình học tập còn mang tính lý luận nhiều, trừu tượng gò ép cao, thiếu
thực tiễn…Trong khi đó, sinh viên lại cho rằng họ cần nhiều hơn những kiến thức
thực tế, cần có các kỹ năng để có thể đánh giá vấn đề xã hội liên quan đến nội
dung môn học, kỹ năng vận dụng lý thuyết cũng như nội dung thực hành quân sự của
môn học một cách hiệu quả vào đời sống…
Thứ ba,
phương pháp giảng dạy cũng là một khó khăn trở ngại trong quá trình học tập của
sinh viên. Phương pháp giảng dạy hiện
nay chưa thực sự đổi mới và còn rập khuôn, mặc dù công nghệ thông tin đã được ứng
dụng tích cực vào giảng dạy như là: hệ thống bài giảng điện tử đã được xây dựng,
có sử dụng các thiết bị công nghệ để truyền đạt nội dung…nhưng vẫn không thể
thoát khỏi phương pháp truyền thống, vẫn còn theo lối mòn cũ. Cơ bản giảng viên
trình bày nội dung, sinh viên nghe và ghi chép
đó là tất cả các hoạt động của một buổi học trên lớp hiện nay, thiếu
tính giao lưu tri thức, gợi mở, đặt và giải quyết vấn đề…nên buổi học còn khá
đơn điệu và thụ động. Chính phương pháp giảng dạy không phù hợp đã làm cho nội
dung học sinh cho là “khô khan” thì nay càng trở nên cứng nhắc hơn.
Thứ tư,
vật chất thao trường và các điều kiện phục vụ học tập còn thiếu thốn nguồn tài
liệu tham khảo còn ít.… chưa thực sự tạo hứng tú cho người học. Sinh viên khó
tìm kiếm hoặc chưa xác định được đâu là tài liệu tham khảo phù hợp cũng đang là
một trở ngại khiến người học ít nghiên cứu sâu các nội dung môn học. Để môn học
có chiều sâu, không những đòi hỏi giảng viên nghiên cứu mà sinh viên trong quá
trình học tập cũng cần thực hiện các nghiên cứu liên quan để tìm ra cái mới,
cái còn vướng mắc mà trong giáo trình chưa làm rõ. Muốn thực hiện nghiên cứu
thì tài liệu tham khảo là rất cần thiết, nhưng vì nội dung khá đặc thù, liên
quan nhiều lĩnh vực mà nguồn tài liệu ở nhà trường thì có giới hạn nên hiện nay
giảng viên và sinh viên còn khá rụt rè, chưa mạnh dạn trong thực hiện nghiên cứu
đây cũng chính là yếu tố làm cho nội dung môn học ít có sự mới mẻ.
Chính vì những lý do
nêu trên đã làm cho môn học trở nên thiếu hấp dẫn, khô khan, người học không
thiết tha với môn học; thái độ học tập không tích cực; mục đích học môn GDQP và
AN chỉ dừng lại ở mức đủ điểm để hoàn thành môn học vì nó là điều kiện để tốt
nghiệp và cảm thấy không có động lực học tập môn GDQP và AN.
Vậy, một câu hỏi đặt ra
để tạo động lực cho sinh viên trong việc học tập bộ môn QP và AN chúng ta cần
phải làm gì?
Thực tế câu hỏi này đặt
ra phải được nhiều nhà chức trách trả lời bằng những chủ trương, chính sách cụ
thể. Quán triệt nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu
tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng
lực của người học”; việc đổi mới công tác giáo dục quốc phòng và an ninh
cho học sinh, sinh viên theo tinh thần Nghị quyết 29 – NQ/TW. Nhìn nhận trên
góc độ là một giảng viên dạy bộ môn giáo dục quốc phòng – an ninh tôi đề xuất một
số nội dung và biện pháp sau:
1. Tăng cường công tác giáo dục nhằm
nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích mà môn học QP và AN đem lại.
Việc làm này rất quan trọng, đây là bước đầu tiên cần
phải thực hiện nếu muốn chất lượng dạy và học được nâng cao. Nhận thức có thông
suốt, đúng đắn thì sẽ hướng hành động đi đúng mục tiêu, nhận thức là một trong
những yếu tố có tác động đến hành vi cá nhân, khi nào sinh viên có thể nhận ra
rằng việc học môn GDQP và AN là trách nhiệm của người sinh viên, học là để thể
hiện trách nhiệm của bản thân đối với quê hương với Tổ quốc, nâng cao và mở rộng
tri thức, nội dung môn học với nhiều kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực dù bản thân
đang theo học hoặc lập nghiệp ở bất cứ ngành nghề nào các giá trị tri thức
trong môn học đều có thể ứng dụng được vào thực tế thì sinh viên mới có cái
nhìn thấu đáo, xem việc học môn GDQP và AN như một nhu cầu không thể thiếu, điều
kiện cần để trang bị cho bản thân tinh thần đoàn kết tập thể, hướng cho các em
làm việc theo nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương hành động đúng đắn, tránh được những thói quen
tùy tiện, khơi dậy và nêu cao tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ, tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố vững chắc niềm tin của sinh viên đối
với Đảng và Nhà nước, chống lại mọi âm mưu chia rẽ, phản động của các thế lực
thù địch trong và ngoài nước. Tạo cơ sở cho các em tu dưỡng và
hoàn thiện kỹ năng sống, bổ sung tri thức khoa học và xã hội, như thế thì mới
tích cực học tập, nghiên cứu. Để đạt được điều đó phải tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo của đội ngũ cấp ủy Đảng các cấp đối với nhiệm vụ này và tiếp tục làm tốt
việc quán triệt nhiệm vụ, xây dựng động cơ, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản
lý giáo dục, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên. Phải có các hoạt động
tuyên truyền sâu rộng vào quần chúng nhân dân về vị trí, vai trò của môn học,
trách nhiệm phải học tập, phải bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về quốc phòng – an
ninh; Giáo viên phải quán triệt rõ ràng về nội dung, yêu cầu, mục tiêu của môn
học, làm rõ trách nhiệm của sinh viên đối với môn học và chỉ rõ những lợi ích
mà sinh viên nhận được từ việc học môn GDQP.
2. Cần rà soát điều chỉnh, cập nhật,
đổi mới và hoàn thiện nội dung môn học cho phù hợp với thực tiễn trong tình
hình mới.
Bám sát mục tiêu, yêu cầu
của môn học, những vấn đề mới về nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, nhất là những
quan điểm, tư duy mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; bám sát
thực tiễn để điều chỉnh nội dung cho phù hợp thực tế, với mọi đối tượng; các nội
dung cần, thiết thực, tránh lý thuyết lan man dàn trải, nhiều nội dung trùng
nhau để giảm bớt số lượng chuyên đề, giảm thời lượng mà vẫn đảm bảo được nội
dung cốt lõi, nội dung sẽ tập trung hơn, người học có thể hiểu sâu sắc các kiến
thức môn học. Giáo trình giảng dạy phải được thống nhất, không thể để tình trạng
giáo viên tự biên soạn dạy khi chưa được các cấp có thẩm quyền nhất trí, thẩm định
hoặc tùy ý sử dụng giáo trình. Quá trình giảng dạy giáo viên tập hợp các vấn đề
vướng mắc, hạn chế để đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Ngoài ra dựa vào
tình hình thực tế đang diễn ra, người dạy có thể bổ sung, cập nhật, làm rõ thêm
một số nội dung cần thiết mà trong giáo trình chưa thể hiện nhưng vẫn đảm bảo nội
dung chính, cốt lõi theo giáo trình giảng dạy chuẩn.
3. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng
dạy.
Một trong những khâu hết sức quan trọng
và có ý nghĩa quyết định việc nâng cao chất lượng và tạo động lực cho học sinh,
sinh viên học tập môn QP-AN là việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Tăng cường vận
dụng các phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy; quán triệt quan điểm trong giáo dục, huấn luyện: “lý thuyết phải gắn với thực hành, lấy thực hành làm chính; truyền thụ
những kinh nghiệm thực tiễn cho người học”; tăng cường các hoạt động ngoại
khóa … qua đó giúp người học trưởng thành toàn diện, có kỹ năng quân sự, an
ninh cần thiết sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi Tổ quốc cần.
Để đạt được điều đó một yêu cầu đối với
giảng viên, giáo viên luôn phải đặt trong thế “động” không thể “tĩnh”
khi nhu cầu hiểu biết của sinh viên và thực tế đòi hỏi ngày càng cao. Muốn phát huy được tính chủ động,
sáng tạo, tính tích cực học tập của sinh viên thì người giảng viên phải có kiến
thức chuyên sâu và kỹ năng giảng dạy, phải luôn tiếp thu nghiên cứu về tri thức
và phương pháp giảng dạy; phải có phương pháp dạy học phù hợp và bám sát đặc
thù bộ môn, kích thích được tính chủ động, tích cực đóng góp xây dựng bài của
sinh viên, phải biến giờ học trên lớp thành một buổi đối thoại, giao lưu tri thức
giữa người dạy và người học, lớp học là môi trường thuận lợi để sinh viên có điều
kiện tham gia ý kiến, trình bày tham luận, thuyết trình những vấn đề nhận thức
mà mình được nghiên cứu kết hợp với vấn đề thực tiễn mình đang đối mặt; Bản
thân người giảng viên phải không ngừng trau dồi kiến thức cả về lý luận lẫn thực
tiễn của nhiều lĩnh vực, giỏi chuyên môn và kiến thức xã hội. Giảng viên phải
là người giữ vai trò mà họ đang quan tâm, từ đó sinh viên có thể tự rèn luyện
được khả năng tư duy, sáng tạo; thói quen tự học, tự tìm hiểu và trang bị kiến
thức cho bản thân. Đây là yếu tố quyết định chất lượng học tập, chất lượng đào
tạo. Để góp phần tạo sự thành công trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy thì
một việc không thể thiếu đó là phải xây dựng nội dung bài giảng, giáo án phải
thật sinh động, gắn lý luận với thực tiễn, có động tác trực quan của giáo viên,
minh chứng bằng hình ảnh, phim ảnh….
4. Cần trang bị cơ sở
vật chất trang thiết bị dạy học và phục vụ ngoại khóa cho học sinh, sinh viên.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và tạo động
lực cho học sinh, sinh viên trong quá trình học tập bộ môn QP và AN việc trang
bị các vật chất, trang thiết bị dạy học là nội dung hết sức quan trọng, đó là yếu
tố giúp người dạy có phương pháp truyền đạt tốt và người học nắm chắc nội dung,
tạo hứng thú, yếu tố tò mò muốn tìm hiểu, muốn học tập nhớ nội dung lâu hơn.
Các thiết bị và cơ sở vật chất cần phải đầu tư như hệ thống phòng học chuyên
dùng, trường bắn ảo, thao trường, bãi tập, mô hình học cụ mô phỏng các tình huống
chiến đấu, động tác kỹ thuật, chiến thuật chiến đấu bộ binh, thực hành bắn sung
tiểu liên AK (CKC)…,,… đáp ứng được yêu cầu đặc thù bộ môn.
Ngoài những nội dung mà cần có sự đầu tư của cấp trên thì giáo viên, giảng
viên, học sinh, sinh viên cần bám sát mục tiêu, yêu cầu nội dung của môn học để
tìm tòi sáng kiến những vật chất trang thiết bị học tập phục vụ thiết thực
trong quá trình học tập.
Bên cạnh đó, trong quá trình học tập bộ
môn QP và AN để động viên khích lệ tinh thần cho học sinh, sinh viên phải tổ chức
tốt các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị. Cần lồng ghép các nội dung
bổ trợ ngoại khóa gắn liền với nội dung học tập, rèn luyện như tham quan khu di
tích lịch sử, bảo tàng, các đơn vị quân đội, các chương trình trò chơi như
chúng tôi là chiến sỹ, thi tìm hiểu tuyền thống quê hương, đất nước, quân đội…
và thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao… tạo môi trường quân sự dân chủ, thân thiện
và khơi dậy tính tự giác của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập.
Có thể nói, môn học GDQP
và AN có một vai trò và ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục và nâng cao ý
thức, phẩm chất đạo đức của con người đặc biệt là sinh viên - thế hệ trẻ, chủ
nhân tương lai của đất nước. Trong điều kiện đất nước hội nhập và phát triển,
việc nâng cao ý thức, trách nhiệm và hiểu biết về kiến thức quốc phòng - an
ninh là một nhiệm vụ thiết thực hơn bao giờ hết. Tạo động lực cho
học sinh, sinh viên học tập môn quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ chính trị hết
sức quan trọng đòi hỏi không chỉ là nỗ lực của riêng cá nhân ai mà phải phát
huy tốt vai trò cả hệ thống chính trị, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục, giáo viên, giảng viên. Nhận thức và thực hiện tốt nội dung này là chúng ta
đã góp phần rất lớn vào quá trình xây dựng nền quốc phòng toàn vững mạnh đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới./.
Bài và ảnh Giảng
viên,Trung tá- Phạm Thế Dũng TT GDQP và AN Trường Đại học Vinh